Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

CCVietnam tròn 3 tuổi



Bắt tay lên kế hoạch và chuẩn bị cho Sự kiện Sinh nhật Creative Commons Vietnam tròn 3 tuổi: 7/5/2010 - 7/5/2013.

Nhớ đến câu chuyện cậu bé tên Gióng, 3 tuổi mà chưa biết nói biết cười, vậy mà khi nước nhà lâm nguy, cậu bé bỗng vươn mình thành khổng lồ, đánh đuổi quân xâm lược, sức mạnh như núi đổ thác gầm, lập nên chiến tích ngàn đời còn ghi.

Đứa bé CCVietnam cũng sắp tròn 3 tuổi, đúng vào cái thời điểm mà cả 90 triệu người đang đứng trước những khó khăn, thách thức cao ngất trời và cả những cơ hội ngàn năm có một, để đưa dân tộc Việt lên một tầm cao mới của sáng tạo, văn minh và phát triển. Hy vọng đứa bé ấy cũng sẽ vươn mình mạnh mẽ như Phù Đổng Thiên Vương, phát huy được sức mạnh tiềm tàng của mình để thực hiện sứ mệnh to lớn của nó.
Sáng tạo - Chia sẻ - Giáo dục mở - Minh bạch - để phát triển.


creative commons vietnam Giấy phép Creative Commons
CCVietnam tròn 3 tuổi của Đặng Hồng Sơn được chia sẻ với các điều khoản có trong giấy phép Creative Commons Ghi nhận công của tác giả 3.0 Unported .
Based on a work at http://hongsonjc.blogspot.com/2013/03/bat-tay-len-ke-hoach-va-chuan-bi-cho-su.html.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

CƠ HỘI ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGOÀI QUA CÔNG TY TTLC

CÁC THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI TUYỂN LAO ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN, THU NHẬP CAO:

1/ Đài Loan: 
- Nhu cầu tuyển cả Nam và Nữ, độ tuổi: 18-40
- Ngành nghề công việc: Hộ lý (trông nom người già, người bệnh tại các cơ sở Y tế), Giúp việc gia đình, Cơ khí, Lắp ráp điện tử, v.v
- Chi phí xuất cảnh: từ 5000-6500 USD, tùy theo đơn hàng, công việc và thời gian làm thêm.
- Thu nhập (cả giờ làm thêm): 12-16 triệu đồng/ tháng (600-800 USD/tháng)
- Tuyển quanh năm, học nghề và tiếng: tối đa 2 tháng, nhiều trường hợp chỉ phải học 1-2 tuần là được tuyển.

2/ Nhật Bản
- Nhu cầu tuyển cả Nam và nữ, độ tuổi: 18-35
- Ngành nghề: Tiện, May mặc, thực tập sinh, v.v.
- Chi phí xuất cảnh: khoảng 9000- 10.000 USD
- Thu nhập (cả giờ làm thêm): khoảng 18-25 triệu/tháng

3/ Malaysia
- Nhu cầu tuyển cả Nam và nữ, độ tuổi: 18-45
- Ngành nghề: Xây dựng, May mặc, Lắp ráp điện tử, Giúp việc gia đình, Lao động phổ thông, v.v.
- Chi phí xuất cảnh: từ 1.200 -1500 USD
- Thu nhập (cả giờ làm thêm): 6-8 triệu đồng/tháng
- Nhiều ngành nghề không yêu cầu tay nghề, không phải học nghề, không phải học tiếng, thời gian xuất cảnh rất nhanh

4/ Trung Đông (Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, v.v)
- Nhu cầu tuyển cả Nam và nữ, độ tuổi: 18-45
- Ngành nghề: Giúp việc gia đình (nữ), Xây dựng, Nhân viên nhà hàng/ khách sạn, Đầu bếp, Lái xe, Bảo vệ, Lao động phổ thông, v.v.
- Chi phí xuất cảnh:
+ Nữ giúp việc gia đình: không mất phí
+ Các ngành nghề khác (nam): khoảng 1.500 - 2.500 USD
- Thu nhập (cả giờ làm thêm): 6-10 triệu đồng/tháng
Đặc biệt: trong tháng 9 sẽ tổ chức tuyển đợt cuối cùng Lao động đi làm Bảo vệ tại UAE, thu nhập 600 USD/tháng
Yêu cầu: Nam (Ưu tiên bộ đội xuất ngũ), chiều cao tối thiểu 1m66.
- Nhiều ngành nghề không yêu cầu tay nghề, không phải học nghề, học tiếng đơn giản, thời gian xuất cảnh rất nhanh

* Lưu ý:
 Lao động đến đăng ký đi làm việc ở nước ngoài vui lòng liên hệ: Anh Sơn, phòng Đối ngoại - Thị trường, Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, Thương mại và Du lịch (TTLC)
Số điện thoại văn phòng: 04-35659406;
Số di động: 0984 78 00 88
Địa chỉ: Tòa nhà số 50 ngõ 125 đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://ttlc.vn
Hãy liên lạc với tôi để được tư vấn đầy đủ!

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Campuchia truy tìm đường dây buôn nam giới

Chủ nhật, ngày 04/09/2011, 15:09
 
Nói đến buôn người, người ta thường nghĩ phụ nữ mới là nạn nhân. Nhưng nam giới cũng là mục tiêu của những kẻ săn tìm lao động khổ sai. Câu chuyện của những người trong cuộc vừa thoát khỏi “địa ngục” này...
Báo Phnom Penh Post cho biết, năm người Campuchia, tuổi từ 26-35, quê ở các tỉnh Takeo, Kampong Cham và Battambang, đã trốn khỏi một tàu đánh cá Thái Lan và được các ngư dân Đông Timor cứu vớt. Năm thanh niên cho biết người môi giới hứa sẽ đưa họ đi Thái Lan làm công nhân xây dựng nhưng cuối cùng họ bị bán cho tàu đánh cá. Tại đây, người ta nói họ chỉ làm việc tạm thời 3-4 tháng. Trên tàu, chứng kiến một người chết và bị chủ tàu nhẫn tâm quăng xuống biển, quá sợ hãi, năm người quyết định nhảy tàu trốn đi, phó mặc cho số phận.

Campuchia truy tìm đường dây buôn nam giới, Tin tức trong ngày, buon nguoi, buon nam gioi, campuchia, lao dong kho sai, tin tuc, tin hot, tin hay
Nouv Vuthy ôm chầm lấy cha khi trở về Campuchia ngày 29-7-2011 - Ảnh: Phnom Penh Post

Câu chuyện của các nạn nhân

Thith Sopheak và bốn người “may mắn” khác đã nhảy khỏi tàu cá Thái Lan và được cứu ở Malaysia vào tháng 2-2011. Họ đã được đưa trở về Campuchia vào cuối tháng 7.


“Đừng tin lời họ. Họ đưa bạn đến địa ngục”, Thith Sopheak khuyên mọi người cảnh giác trước lời hứa tốt đẹp về công ăn việc làm từ miệng những kẻ chuyên đi chiêu dụ người và bán cho các đường dây buôn người. “Tôi khóc mỗi lần nhìn thấy họ (các nạn nhân). Rất nhiều người Campuchia ở đó, không phải 100 mà có lẽ phải đến 1.000 người” - anh nghẹn ngào.


“Chúng tôi bị đối xử rất dã man. Rất nhiều người Campuchia đã chết trên biển”, một nạn nhân 29 tuổi đau khổ nói với báo chí tại sân bay quốc tế Phnom Penh.


Theo lời của các nạn nhân, những người bị ốm nặng hay kiệt sức vì phải làm việc quần quật 22 giờ/ngày bị hành hạ không thương tiếc. Ai chết thì bị quăng xuống biển.


Bà Chan Phally, mẹ của nạn nhân 21 tuổi Nouv Vuthy, cho biết bà đã hết lời khuyên can con đừng tin lời hứa đầy khả nghi của kẻ môi giới, nhưng Vuthy khăng khăng đòi đi cho bằng được. “Tôi như đã chết khi nó gọi điện và báo mình bị bán đi làm việc trên tàu”, bà kể. Nouv Vuthy và những người khác bị hành hạ, đánh đập, bị bắt làm việc không ngưng nghỉ, bị dọa giết... trước khi bỏ trốn.


“Nói đến buôn người, người ta thường nghĩ phụ nữ mới là nạn nhân. Nhưng nam giới cũng là mục tiêu của những kẻ săn tìm lao động khổ sai. Họ bị đánh đập hay ép dùng chất gây nghiện do các chủ tàu muốn vắt kiệt sức lực các nô lệ” - Lim Tith, điều phối viên Dự án phòng chống buôn bán người của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia, nói.


Ngoài nhóm năm người đánh cá của Vuthy, một nhóm ba người khác cũng đã trải qua những ngày tháng trong địa ngục và được giải cứu khi cảnh sát Malaysia kiểm tra xưởng sản xuất ván ép, nơi họ đang lao động, vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua. Tất cả đều đã được đưa về nước.


Trở về từ địa ngục, các nạn nhân còn phải đối mặt với một tương lai bấp bênh do không có nghề nghiệp và thu nhập.


Có cảnh sát trong đường dây buôn người


Bith Kimhong, giám đốc Cơ quan phòng chống buôn bán người và bảo vệ thanh thiếu niên, trực thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, nói cảnh sát tin rằng có một đường dây bán nam thanh niên ra nước ngoài lao động. Cơ quan chức năng đang điều tra các vụ lừa bán nam thanh niên ra nước ngoài từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011. Ngày 29-7 vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ một nghi can và xác định được ba kẻ tình nghi khác.


Cảnh sát Campuchia đang truy nã một cảnh sát bị nghi nằm trong đường dây này. Theo một nhân viên điều tra đề nghị giấu tên, cảnh sát này bị nghi là đã tham gia buôn bán 15 người Campuchia dựa trên lời khai của nạn nhân Nouv Vuthy. Chiv Phally, phó giám đốc Cơ quan phòng chống buôn bán người và bảo vệ thanh thiếu niên, cho biết lệnh truy nã đã được ký từ ngày 29-7. “Hiện nghi phạm còn lẩn trốn nhưng cảnh sát đang lần theo dấu vết để bắt cho được. Theo điều tra ban đầu, chúng tôi xác định đây là một đầu mối quan trọng và trực tiếp lừa người đi Thái Lan”.


Trong lời khai ngày 1-9-2011, Nouv Vuthy khẳng định viên cảnh sát này là nhân vật chính trong mạng lưới đã bán anh và những người Campuchia khác với phí dịch vụ 25 USD/người. “Gã đó đã dàn xếp việc đưa chúng tôi sang Thái Lan, là người thu tiền của chúng tôi, thế mà giờ đây hắn ta lại bỏ trốn” - Nouv Vuthy nói.


Ngay cả người hàng xóm của Vuthy ở tỉnh Kampot, người giới thiệu anh vào đường dây đi lao động nước ngoài, cũng đã bỏ trốn khỏi địa phương.


“Tôi không hiểu tại sao người này lại bỏ trốn (nếu không dính chàm)” - Huy Pich Sovann, giám đốc Chương trình phổ biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng, nhận xét. Theo vị này, lệnh truy nã đối với gã cảnh sát cũng là một tin tốt cho các nạn nhân trên con đường đòi lại công lý.

Nguồn: 24h.com.vn

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Chính sách “viễn giao cận công” của Trung Quốc

Chuyến công du kéo dài 5 ngày của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới Hunggary, Anh và Đức, bắt đầu từ hôm 24/6, là nhằm thúc đẩy các mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) - khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng - trong bối cảnh Trung Quốc đang có những căng thẳng với Mỹ và một số nước ASEAN do cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Theo báo “Sankei", chuyến công du này là bước đi nằm trong chiến lược “viễn giao cận công” (giao hảo với các nước ở xa, tấn công các nước ở gần) mà Bắc Kinh học theo 36 phép trong binh pháp quân sự thời xưa. Để thực hiện kế sách đó, Bắc Kinh đang tìm cách tiếp cận với các nước nhỏ trong EU với mục tiêu tác động vào các quyết sách của nhóm các nước này.
Hiện EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU, chỉ sau Mỹ. Ngoài việc nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ USD, Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều vào việc nắm giữ đồng tiền chung châu Âu (euro). Chuyên gia cao cấp về Trung Quốc của Ủy ban đối ngoại châu Âu, ông Jonas Parello Plesner, cho biết 40% số vốn đầu tư của Trung Quốc hiện tập trung vào các nước EU đang gặp khó khăn về tài chính như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia. Ông Plesner cho rằng với việc mua số lượng lớn trái phiếu của Hy Lạp hay Bồ Đào Nha, Trung Quốc có cơ hội thuận lợi là tạo được mối liên hệ tốt đẹp với các thành viên của EU.
Hiện cơ chế quyết định các vấn đề cơ bản như chính sách an ninh hay ngoại giao của EU được xác định dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa các thành viên nên lá phiếu của các nước nhỏ cũng có giá trị ngang bằng với các cường quốc như Anh và Đức. EU vẫn đang duy trì lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đối với Trung Quốc, đồng thời áp đặt các tiêu chuẩn của EU đối với Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư công. Do vậy, việc tạo ra quan hệ hữu hảo với một số thành viên trong EU sẽ tạo thuận lợi cho Bắc Kinh trong quan hệ với EU.
Cũng theo nhận định của chuyên gia Plesner, việc vừa tạo dựng quan hệ tốt đẹp với các nước nhỏ trong EU, vừa tập trung đàm phán với các nước lớn cũng là một chiến thuật ngoại giao mang sắc thái Trung Quốc. Ngay trước khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo công du châu Âu, Chính quyền Bắc Kinh đã phóng thích nhà hoạt động đối lập Ngải Vị Vị sau hai tháng giam giữ. Do vậy, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Angela Merkel sắp tới, Thủ tướng Ôn Gia Bảo hoàn toàn có thể tập trung thảo luận lần đầu tiên các vấn đề kinh tế ở cấp chính phủ sau nhiều năm. Trong bài bình luận đăng trên "Thời báo Tài chính" (Anh), Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng Bắc Kinh hoàn toàn có thể khống chế được tình trạng vật giá leo thang tại nước này, một nguyên nhân được coi là gây ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh tế thế giới.
Ngược lại với việc tăng cường quan hệ với các nước ở xa, chuyên gia bình luận Timothy Garton Ash của báo "Người Bảo vệ" (Anh) cho rằng sẽ thật đáng ngạc nhiên nếu Trung Quốc không gây ra các cuộc tranh chấp bằng vũ lực với các láng giềng “nhỏ” trong vòng 10-20 năm nữa trong bối cảnh nước này ngày càng trỗi dậy. Do vậy, quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á và Mỹ chắc chắn sẽ còn xảy ra nhiều căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, khi đó châu Âu sẽ trở thành khu vực “dễ thở” hơn để Trung Quốc triển khai đường lối ngoại giao của nước này.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Phớt lờ tất cả & Bơ đi mà sống

Được viết bởi: Lê Hồng Lâm |


Đầu năm mới, ngồi gõ 5 bài viết đọc thấy tâm đắc nhất (trên 40 bài viết ngắn) trong tập sách Ignore Everybody (Bản tiếng Việt của Alphabooks dịch nhan đề khá thú vị “Phớt lờ tất cả & Bơ đi mà sống”) của Hugh Macleod tặng các bạn hiền, coi như quà lì xì đầu năm. :D
1. Càng tài giỏi, người ta càng ít cần đến những thứ hỗ trợ
Tôi không ngạc nhiên chút nào khi gặp ai đó viết một kiệt tác lên mặt sau thực đơn nhà hàng. Nhưng tôi sẽ cực kỳ ngạc nhiên nếu gặp một người sử dụng cây bút Cartier bằng bạc viết nên kiệt tác trên chiếc bàn cổ trong căn gác lộng gió giữa trung tâm London.
Abraham Lincoln viết Diễn văn Gettysburg trên một mảnh bàn bình thường mượn được từ người bạn ông đang ở nhờ.
Ernest Hemingway sử dụng một cây bút mực rất giản dị. Người khác thì đánh máy, nhưng phải đến mãi về sau.
Van Gogh hiếm khi dùng quá sáu loại màu trên bảng vẽ.
Tôi vẽ lên mặt sau tấm danh thiếp nhỏ xíu. Bất cứ cái gì.
Chẳng có mối liên hệ nào giữa sức sáng tạo và quyền sở hữu thiết bị nào cả. Chẳng. Không. Không hề.
Trên thực tế, khi người nghệ sĩ dấn sâu hơn vào lĩnh vực của mình và trở nên thành công hơn, số lượng công cụ sẽ có xu hướng giảm xuống. Nàng biết điều gì là cần thiết cho mình. Dốc hết tấm trí vào công cụ chỉ tổ mất thời gian. Nàng có một thời hạn phải hoàn thành. Nàng có một khách hàng giàu sụ ở sát ngay sau lưng. Điều cuối cùng nàng muốn là bỏ ra ba tuần để học cách sử dụng khoan cho dù chẳng cần phải làm vậy.
Công cụ tốt chỉ mang lại cho những kẻ loại hai thêm một cây cột nữa để nấp mà thôi.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều giám đốc nghệ thuật loại hai sử dụng máy tính Macintosh xịn đến vậy.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều người viết văn thuê sử dụng máy tính xách tay đời mới đến vậy.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều nhiếp ảnh gia nửa mùa sử dụng máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đến vậy.
Đấy là lý do tại sao có nhiều họa sỹ tầm thường sở hữu những phòng vẽ đắt tiền trong những khu dân cư thời thượng đến vậy.
Toàn một lũ nấp cột.
Cột chẳng giúp ích gì được cả, chúng chỉ cản dường họ mà thôi. Cây cột càng vững vàng, tâm lý bạn càng phụ thuộc vào nó, và nó càng cản trở bạn nhiều hơn.
Điều này cũng có thể áp dụng cho kinh doanh.
Đấy là lý do tại sao có nhiều doanh nghiệp thất bại đến vậy dù họ sở hữu những khu văn phòng long lanh.
Đấy là lý do tại sao có nhiều doanh nghiệp thất bại đến vật dù họ dốc cả gia sản vào những bộ cánh lịch thiệp và mua thẻ hội viên câu lạc bộ du thuyền đắt đỏ.
Một lần nữa, lại nấp cột.
Người thành đạt, nghệ sĩ cũng như không phải nghệ sĩ, rất giỏi trong việc phát hiện cột. Họ rất giỏi làm việc trong môi trường không có cột. Thậm chí quan trọng hơn, khi vừa phát hiện ra cây cột, họ cũng rất giỏi trong việc nhanh chóng loại bỏ nó.
Kiểm soát tốt các cây cột là một trong những phẩm chất quý giá nhất bạn có thể có được trên hành tinh này. Nếu bạn có, tôi ghen tị với bạn. Nếu không, tôi sẽ thấy thương hại bạn.
Chắc chắn rồi, chẳng có ai hoàn hảo ở trên đời. Chúng ta ai cũng có cây cột của riêng mình. Có vẻ như chúng ta cần đến chúng. Bạn sẽ chẳng bao giờ sống được nếu không có cột. Tôi cũng vậy.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là liên tục đặt câu hỏi “Đây có phải là một cây cột hay không?” đối với bất cứ khía cạnh nào trong việc kinh doanh, trong nghề nghiệp, trong mục đích sống, rồi tiếp bước từ đó. Hỏi càng nhiều, chúng ta càng giỏi trong việc phát hiện cột, và đám cột càng nhanh chóng biến mất.
Hãy đặt câu hỏi. Liên tục hỏi. Hỏi đi hỏi lại. Ngừng hỏi là bạn toi rồi.
2. Bất cứ bạn chọn cái gì, quỷ sứ cũng có phần của nó
Quay đầu ở Hollywood là phải trả giá. Không thay đổi cũng vậy. Dù quay đầu hay không, bạn vẫn phải trả đủ, và vâng, tất nhiên với cái giá khủng khiếp.
Mọi người rất thích phun ra câu sáo ngữ về việc Van Gogh không bao giờ bán được bức tranh nào trong suốt cuộc đời mình. Dù sao đi nữa, tấm gương của ông cũng chứng minh cho chúng ta, những kẻ sống sau ông nhiều thập kỷ, rằng thất bại tuyệt đối cũng có cái hay của nó.
Có lẽ thế, nhưng ông đã tự tử. Giá tranh của ông tăng vọt không lâu sau cái chết của ông. Nếu ông quyết định sống thêm vài chục năm nữa, chắc ông sẽ có một khoản khá khá để dưỡng già. Và điều thật đáng buồn đối với thất bại khắp nơi là câu sáo ngữ này đã mất đi khá nhiều sức mạnh của nó.
Thực tế là các câu sáo ngữ chỉ có ý nghĩa trừu tượng với chúng ta mà thôi, còn trong đời thực lại không phải như vậy. Cuộc sống là một mớ hỗn độn, bẩn thỉu, còn sáo ngữ lại sạch sẽ và ngăn nắp.
Tất nhiên, không có “con đường đúng đắn” nào để trở thành họa sĩ, nhà văn, nhà làm phim, hay bất cứ nhà gì bạn mơ ước. Bất kể bạn noi theo tấm gương nào – Warhol danh tiếng và quyến rũ hay Van Gogh nghèo nàn khốn khổ – cũng đều tuyệt đối không quan trọng một chút nào.
Bất cứ thái cực nào cũng có thể đưa bạn lên tới đỉnh cao huy hoàng nhất nhưng cũng có thể hủy hoại bạn hoàn toàn. Tôi không biết câu trả lời, cũng chẳng có bất kỳ ai biết cả. Không có ai ngoài bạn và Thượng đế biết được tại sao bạn lại hiện diện trên cõi đời này, và thậm chí…
Vì vậy, khi một thanh niên hỏi tôi cách nào tốt hơn – quay đầu hay giữ vững lập trường – tôi không biết phải trả lời thế nào cả. Warhol quay đầu một cách vô liêm sỉ sau năm 1968 (năm ông ta bị thương vì một viên đạn mưu sát) và nhờ đó làm ăn rất ổn. Tôi biết một số nghệ sĩ lớn rất kiên định giữ vững lập trường, và kết quả là họ ngày càng đáng thương.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người xả thân vì lý tưởng. Bất cứ ai cũng có thể trở thành kẻ hoài nghi. Phần bất biên nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này – đấy chính là phần con người.
3. Thực hành tiết kiệm
Bạn càng bớt chi tiêu, ý tưởng của bạn càng có cơ hội thành công. Điều này đúng ngay cả khi bạn đã “thành công”.
Năm 1997, tôi tìm được công việc mơ ước. Một chân viết quảng cáo lương cao. Căn hộ rộng rãi ở New York. NHững bữa tiệc hoành tráng, một nền tảng hấp dẫn. Tất cả tập trung cho bài viết về cuộc sống sành điệu ở thành phố. Tất cả đều tốt đẹp.
Vấn đề nằm ở chỗ, mặc dù được trả lương cao, tôi vẫn cháy túi vào cuối tháng. Cuộc sống ở New York rất đắt đỏ, và tôi quyết định nếm trải nó một cách đầy đủ. Tôi chắc trăm phần trăm là chẳng tiết kiệm được đồng nào.
Như người ta nói, học phí bao giờ cũng đắt đỏ. Và rốt cuộc tôi là người trả mức học phí cao nhất.
Vì lẽ tất nhiên, một ngày nọ cơn suy thoái ập đến, công việc trở nên khan hiếm, và tôi suýt phải ra đường. Nếu tôi sống tằn tiện hơn một chút, chắn hẳn tôi đã vượt qua thời kỳ giông bão bày dễ dàng hơn.
Ngoài đời có rất nhiều người giống như tôi hồi ở New York, kiếm được rất nhiều tiền nhưng tiêu vèo một cái đã hết. Bạn càng lớn tuổi thì càng bớt ghen tị với họ. Chắn chắn rồi, họ vào các nhà hàng sang trọng năm lần mỗi tuần, nhưng họ phải chi đậm để có được đặc quyền đó. Họ không đủ tiền để bảo với sếp mình cứ thoải mái đi chơi. Họ không đủ tiền để khỏi hoảng hốt khi công việc đình trệ một vài tháng.
Là người sáng tạo, bạn phải học được cách bảo vệ tự do của chính mình. Điều đó bao gồm cả việc bạn giải phóng bản thân khỏi tính tham lam.
Không ai đến New York chỉ để tồn tại… tất nhiên, cuối cùng phần lớn bọn họ lại chỉ mong được thế…
Câu hỏi lớn: cần phải làm gì khi thành phố vĩ đại nhất thế giới khiến bạn kiệt quệ nhưng bạn vẫn phải sống ở đó.
4. Đừng để công việc già theo bạn
Bạn già nhanh hơn bạn tưởng. Hãy sẵn sàng đón nhận khi tuổi già ập tới.
Tôi có một người bạn. Anh ấy tên là Dan.
Lần đầu tiên tôi gặp Dan, anh là một nhà làm phim hai mươi chín tuổi đầy tham vọng, sống trong căn hộ một phòng ngủ ở vùng Hạ Đông New York, thích dành phần lớn thời gian lê la ở các quán bar.
Lần gần đây nhất tôi gặp lại Dan, anh là một nhà làm phim bốn mươi mốt tuổi đầy tham vọng, sống trong căn hộ một phòng ngủ ở vùng Hạ Đông New York, thích dành phần lớn thời gian lê la ở quán bar.
Người xưa có câu châm biếm nổi tiếng thế này: “Trong kinh doanh, nhiều người nói rằng họ có hai mươi năm kinh nghiệm, trong khi thực tế họ chỉ có một năm kinh nghiệm, lặp đi lặp lại hai mươi lần.”
Thật không may là không chỉ có dân kinh doanh mới rơi vào cái bẫy này. Nó khá phổ biến ngay cả với những người đi theo con đường ít truyền thống hơn. Thật buồn khi phải chứng kiến điều này xảy ra với bạn bè mình. Nhưng khi điều này xảy ra với mình thì còn buồn hơn nữa.
Tin tốt là muốn tránh được cũng không quá khó. Đặc biệt là khi bạn có kinh nghiệm. Bỗng nhiên bạn nhận ra mình không còn hào hứng như trước nữa. Bạn đã quen với việc thức khuya, tiệc tùng, vậy mà bây giờ bạn chỉ muốn ở nhà đọc sách. Chắc chắn rồi, nghe có vẻ nhàm chán, nhưng này, đôi khi “nhàm chán” có thể mang theo rất nhiều niềm vui. Đặc biệt là khi bạn chỉ có một mình.
Hãy thả mình theo dòng nước và đừng lo lắng vấn đề này. Đặc biệt là đừng lo lắng về những người đang lo lắng về vấn đề này. Họ chỉ cản chân bạn mà thôi.
5. Phần khó nhất của sáng tạo và quen với trạng thái sáng tạo.
Nếu trong bạn có ham muốn sáng tạo, nó sẽ không mất đi đâu cả. Nhưng đôi khi cũng phải mất chút thời gian trước khi bạn chấp nhận điều này.
Hồi năm 1989, tôi sống ở phía Tây London, trong coi căn hộ nhỏ xinh xắn cho một người bà con suốt thời gian mùa hè. Sống trong căn hộ ngay trên đầu là đạo diễn điện ảnh Tim Burton, ở đây vài tháng để thực hiện bộ phim Batman: The Movie.
Trong năm đó, chúng tôi biết về nhau khá rõ.Dù không thân thiết gì, nhưng chúng tôi nhìn thấy nhau suốt. Ông là một hàng xóm khá tốt bụng, và tôi cố gắng để được như thế.
Lúc đó tôi đang học năm cuối đại học, dùi mài đèn sách để trở thành một người viết bài quảng cáo. Một tối nọ, ông cùng vợ sang nhà ăn tối.
Đâu đó trong câu chuyện bắt đầu đề cập đến đề tài lựa chọn sự nghiệp của tôi. Hồi đó, tôi còn hơi e ngại vấn đề thực hiện cái gì đó mang tính “sáng tạo” để kiếm sống… Trong gia đình tôi, mọi người ai cũng có công việc “ổn định” trong các doanh nghiệp hay ngân hàng, vv…vv vì thế, ý nghĩ phá vỡ truyền thống khiến tôi cảm thấy khá lo lắng.
“Thì đấy,” Tim nói, “Nếu cậu có đam mê sáng tạo thì nó sẽ chẳng bao giờ mất đi đâu được. Tôi cũng vừa mới quen được với ý nghĩ xử lý với nó.”
Đấy là một lời khuyên cực kỳ bổ ích. Đến tận bây giờ.
                                                         (Nguyễn Khánh Toàn dịch)

 
 

“Hugh Macleod là một họa sỹ chuyên thiết kế quảng cáo và vẽ tranh biếm họa. Ông lập ra blog gapingvoid.com năm 2001, đưa lên đó cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Ông đã sáng tạo ra kiểu vẽ tranh biếm họa đưa lên mặt sau danh thiếp, để có thể vẽ bất cứ lúc nào, ngay khi ý tưởng xuất hiện.” (Trích lời giới thiệu bìa gấp).
Trang blog của Hugh Macleod: http://www.gapingvoid.com/ 
Một vài biếm họa mặt sau danh thiếp của Hugh:
 
 



 






(nguồn: blog.yume.vn)

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Những cú sốc mang thương hiệu VTV

Khán giả liên tục bị sốc về những lỗi lầm “chết người” của VTV trong suốt thời gian qua.


“Người đương thời” bị bắt
Lật lại năm 2009 “Người đương thời” Nguyễn Đình Chiến – chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà, đã bị bắt về hành vi lừa đảo. Ngày 11/3/2010 ông bị kết án tù trung thân trước sự bang hoàng của dư luận. Khi mà dư âm của chương trình “Người đương thời” vẫn còn nóng hổi. Khi đưa một nhân vật lên chương trình, VTV phải tìm hiểu kỹ, hội tụ đủ tư cách và tài năng. Đây là một tai nạn nghề nghiệp lớn của nhà báo Tạ Bích Loan, mặc dù chị đã lên tiếng xin lỗi vụ việc này nhưng uy tín của VTV sụt giảm đáng kể.
Người đương thời Nguyễn Đình Chiến bị bắt
Ông Nguyễn Đình Chiến.

Vâng, Lại Văn Sâm “quá liều”, vâng!
Tháng 10 năm 2010 Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lễ bế mạc LHP quốc tế. Với hai trong sáu giải thưởng quan trọng đã  giành được, có thể nói điện ảnh Việt Nam đã có một năm thành công tốt đẹp. Trước mặt các bạn quốc tế, nhà báo Lại Văn Sâm đã “ngẫu hứng” và ”dịch sai”. Sai lầm chết người của nhà báo kì cựu này gây xấu hổ cho khán giả Việt Nam. Đoạn clip dịch sai được cắt riêng và phát tán rộng rãi trên mạng. Dư luận phải tặc lưỡi: “Lại Văn Sâm quá liều!”
Tấn tuồng của MC kỳ cựu Lại Văn Sâm
Tấn tuồng của MC kỳ cựu Lại Văn Sâm

Sai sót trong chương trình kiến thức Olympia

Một chương trình tri thức đặc sắc  thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ suốt 10 năm nay. Kiến thức từ Olympia đã là một nền tảng để các bạn trẻ vừa xem giải trí vừa học. Được biết, các em học sinh đón xem chương trình với quyển sổ tay và bút để ghi nhanh lại những kiến thức thú vị. Các câu hỏi trước khi được lên hình phải trải qua kiểm duyệt cẩn thận, thật là thất vọng khi chúng ta có những “kiến thức sai”.
Nổi bật nhất là vòng thi về đích của vòng trung kết 2010 hình như đã có sự sai xót của Ban tổ chức khi nghe câu trả lời của ban Phan Minh Đức trong câu trả lời tiếng Anh của bạn Giang Thanh Tùng, khi Đức trả lời bằng tiếng anh hình như đã đúng nhưng khi MC kêu bạn đánh vần và bạn cũng đã đánh vần một cach bình tĩnh và thản nhiên: P-L-U-M-B-E-R (thợ sửa ống nước) nghe có vẻ là thế nhưng các bạn không nghe kĩ câu trả lời của bạn Đức, có vẻ bạn đánh vần là: P-L-U-M-P-E-R nên có sự sai xót ở đây, nhưng không biết có được giải quyết hay không. Và chính vì thế Minh Đức đã chính thức trở thành Tân vô địch năm 2010 Vinh quang nhất!
 Không tổ chức thi lại chung kết Olympia 2010
Cổ động viên trận chung kết.

Cú lừa cô Lượm!
Tháng 3 năm 2011 độc giả được phen xanh mặt với màn khóc lóc của "siêu diễn viên" Trần Thùy Dương. Nhà báo Kim Ngân đã lên tiếng xin lỗi và nhận trách nhiệm cá nhân về vụ việc này. Một vở diễn bài bản “lừa” dư luận. Sự sai xót của VTV3 làm suy sụp tinh thần khán giả khi tình cảm của họ bị đưa ra làm trò đùa. Dân cư thị trấn Thuận An ( huyện Phú Vang ) hết sức bức xúc. Mọi lời xin lỗi đều đã được đưa ra. Liệu khán giả sẽ bao nhiêu lần được “xin lỗi nữa”?
Nhung cu soc mang thuong hieu VTV
Chương trình Người xây tổ ấm với cú lừa Đời cô Lượm

“ Cái bọn điên này! ”

Tại phút thứ 5’14 bản tin Tài chính - kinh doanh  phát sóng trực tiếp vào lúc 7h sáng thứ 4 ngày 6/4/2011, các khán giả theo dõi chương trình đột nhiên thấy BTV Lê Bình cau mày, vẫn tay và chửi một câu "Cái bọn điên này!. "Câu văng tục cửa miệng của khá nhiều người nhưng không phải của một BTV truyền hình đứng trước máy quay. Dư luận có những  phản đối kịch liệt về bản lĩnh nghề nghiệp của BTV Lê Bình. Điều đáng nói hơn  là thái độ của VTV coi thường khán giả. BTV Lê Bình đã nghiêm túc nhận lỗi về mình và lên tiếng xin lỗi khán giả. Liệu VTV sẽ còn có những “cú sốc” nào sắp tới.

Nhung cu soc mang thuong hieu VTV

(Nguồn: vietbao.vn)

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn



·  Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
·  Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.
·  Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.
·  Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.
·  Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.
·  Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.
·  Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu Quê Hương Thân Phận.
·  Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
·  Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
·  Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
·  Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
·  Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
·  Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...
·  Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
·  Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!
·  Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
·  Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."

(Nguồn: suutap.com)